1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức tổng hợp về kinh tế - xã hội, kiến thức chuyên sâu về tài chính, ngân hàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng động và thích ứng với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
2. Chuẩn đầu ra
Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng, người học có khả năng:
Vận dụng được kiến thức nền tảng về kinh tế, quản lý và pháp luật;
Vận dụng được những kiến thức về nghiệp vụ tài chính, ngân hàng;
Sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong giao tiếp và chuyên môn tài chính, ngân hàng;
Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên môn tài chính, ngân hàng;
Tổ chức, điều hành công việc một cách khoa học;
Ứng xử, giao tiếp và làm việc nhóm một cách hiệu quả;
Tư duy sáng tạo, giải quyết được các vấn đề nghiệp vụ tài chính, ngân hàng;
Hình thành ý thức tự phát triển bản thân và khả năng học tập suốt đời;
Tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp, thực thi trách nhiệm với bản thân và xã hội;
Đạt chuẩn ngoại ngữ: Chứng chỉ TOEIC đạt trình độ 500 (Hoặc chứng chỉ ngoại ngữ ở cấp độ quy đổi tương đương);
Tin học: chứng chỉ MOS (Microsoft Office Specialist).
3. Đặc điểm của chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo được cấu trúc theo hệ thống tín chỉ. Quá trình đào tạo tuân theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh.Thời gian đào tạo được thiết kế là 4 năm, nhưng người học có thể rút ngắn còn 3,5 năm hoặc kéo dài thời gian học tối đa đến 6 năm. Mỗi năm học có hai học kỳ chính (bắt đầu từ tháng 9) và một học kỳ hè (từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 8).
Theo lộ trình được thiết kế, các học phần thuộc khối kiến thức đại cương, kiến thức ngành sẽ được phân bổ từ năm học đầu tiên đến học kỳ 1 của năm thứ 3 ( học kỳ 5); Các học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành được phân bổ từ năm học thứ 3 đến năm học thứ 4; Các học phần tiếng Anh cơ bản được phân bổ trong 3 học kỳ đầu tiên, các học phần tiếng Anh chuyên ngành được giảng ở năm thứ 2 và thứ 3. Trong toàn khóa học có 12 học phần tự chọn (18 tín chỉ).
4. Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng có cơ hội nghề nghiệp tại:
Các doanh nghiệp với các vị trí việc làm như: Nhân viên nghiệp vụ lao động- tiền lương; Nhân viên theo dõi công nợ; Nhân viên quản lý chi phí; chuyên viên nhóm quản lý dự án; Nhân viên nghiệp vụ tài chính (phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách…); Trợ lý giám đốc tài chính; Trưởng nhóm phân tích tài chính; Chuyên viên thẩm định giá; Nhân viên kiểm toán …
Các ngân hàng thương mại với các vị trí việc làm như: Giao dịch viên ngân hàng; Nhân viên phòng quan hệ khách hàng cá nhân/ doanh nghiệp; Nhân viên tín dụng; Nhân viên phòng thanh toán quốc tế; Nhân viên thẩm định giá; Nhân viên phát triển sản phẩm tài chính – ngân hàng …
Các định chế tài chính phi ngân hàng (công ty chứng khoán, qũy đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính…) với các vị trí việc làm như: Chuyên viên dịch vụ tài chính; Chuyên viên môi giới chứng khoán; Chuyên viên tư vấn tài chính doanh nghiệp; Chuyên viên phân tích đầu tư; Nhân viên quản lý quỹ (Quỹ IPAAM); Nhân viên phát triển sản phẩm tài chính; Tư vấn bảo hiểm; Chuyên viên quản lý dự án đầu tư …
Cơ quan quản lý nhà nước về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán (Sở tài chính, Kho bạc nhà nước, Chi cục thuế…) với các vị trí việc làm như: Nhân viên cục/chi cục thuế; Nhân viên hải quan; Nhân viên kho bạc nhà nước; Nhân viên quản lý công nợ; Nhân viên kiểm toán nhà nước…
Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu với các vị trí việc làm như: Nghiên cứu viên; Giảng viên tập sự…
THÔNG TIN LIÊN LẠC
Văn phòng Khoa: 302 - 304 Cao Thắng, Phường 12, quận 10, TP HCM
Điện thoại: 028 62733172
Email: khoakinhtetaichinh@huflit.edu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn