Tên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã ngành: 7310206
Trình độ đào tạo: Đại học
Loại hình đào tạo: Chính quy
I. Mục tiêu của chương trình đào tạo (POs)
1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu của ngành Quan hệ quốc tế là đào tạo ra những cử nhân có sự am hiểu, khả năng phân tích và ứng dụng vào thực tế các kiến thức về quan hệ quốc tế, đối ngoại, quan hệ công chúng, cũng như có kiến thức và vận dụng luật pháp và văn hóa Việt Nam và các nước khác trên thế giới, sử dụng thành thạo tiếng Anh và sử dụng được công cụ vi tính, đồ họa. Chương trình còn trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thực hành mà người làm công tác đối ngoại cần có để làm việc hiệu quả trong nhiều môi trường khác nhau.
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Quan hệ quốc tế đào tạo các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh theo hai chuyên ngành: Ngoại giao và Quan hệ công chúng-truyền thông.
2. Mục tiêu cụ thể:
Chương trình giảng dạy được thiết kế để đào tạo sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế trở thành những cử nhân có khả năng:
2.1. Kiến thức
PO1: Trở thành một chuyên gia trong các lĩnh vực chức năng khác nhau của tổ chức và thích nghi với nhiều lĩnh vực ngoại giao, đối ngoại, truyền thông, quan hệ công chúng, phát triển tổ chức, nhân sự v.v… khác nhau (PO1).
PO2: Có khả năng đảm nhận các vị trí trưởng/phó phòng/quản lý chức năng trong tổ chức, giám đốc của các doanh nghiệp nhỏ, ngân hàng, bệnh viện, tòa soạn v.v… (PO2).
PO3: Có khả năng trở thành một nhà khởi nghiệp, chủ sở hữu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (PO3).
2.2. Kỹ năng
PO4: Biết và thực hiện các công tác ngoại giao như phân tích tình hình quốc tế, thuyết trình, trao đổi, đối thoại khoa học về các vấn đề liên quan QHQT trong khu vực và thế giới.
PO5: Biết và có kỹ năng xây dựng, duy trì phát triển quan hệ giữa tổ chức với các nhóm công chúng; tổ chức và lập các kế hoạch truyền thông, quản lý khủng hoảng; kỹ năng viết, biên tập và xuất bản các thông cáo báo chí, các sản phẩm truyền thông khác dưới các loại hình in ấn phát thanh, truyền hình, mạng điện tử và kỹ năng quan hệ với báo chí; có kỹ năng quản lý và tư vấn xây dựng chiến lược QHCC; có kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình; có kỹ năng đánh giá hiệu quả các hoạt động QHCC.
PO6: Biết tư duy, phân tích và ra quyết định độc lập, sáng tạo trong ngành đối ngoại, truyền thông.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
PO7: Có năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khả năng hoạch định, điều phối và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và khả năng đánh giá hiệu quả công việc, cải tiến các hoạt động chuyên môn trong phạm vị lĩnh vực phụ trách.
PO8: Có tinh thần tuân thủ pháp luật, có đạo đức nghề nghiệp, sống và làm việc thích nghi và trung thành, cống hiến nghiêm túc với đơn vị công tác.
II. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (PLOs)
PLO1: Có khả năng nhận biết, đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn trong quan hệ quốc tế hiện nay cũng như các vấn đề về chính trị, an ninh, văn hóa và truyền thông trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam;
PLO2: Có khả năng vận dụng các kiến thức về lý luận chính trị, lý luận về quan hệ quốc tế để dự đoán và định vị các vấn đề, các hiện tượng mới xuất hiện;
PLO3: Có khả năng khái quát các kết quả nghiên cứu thành các vấn đề lý luận để bổ sung vào lý thuyết quan hệ quốc tế;
PLO4: Sinh viên vận dụng, giải quyết hiệu quả các kiến thức về quan hệ công chúng, truyền thông, truyền thông số vào công việc thực tế. Tổ chức các dự án sự kiện, truyền thông QHCC, công tác xã hội, hội thảo, hội nghị tiếp cận doanh nghiệp/tổ chức, khai thác thông tin, chuyển giao dự án cho doanh nghiệp/tổ chức. Sinh viên có khả năng tập hợp, quản lý các thành viên khác tổ chức các hoạt động cộng đồng, xã hội.
PLO5: Sinh viên nắm vững và có khả năng vận dụng những kiến thức về luật quốc tế, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ vào thực tiễn công việc.
PLO6: Có khả năng sản xuất các sản phẩm truyền thông, lên kế hoạch ý tưởng và thực hiện các dự án tiếp thị truyền thông tích hợp đa phương tiện và truyền thông mạng xã hội.
PLO7: Có khả năng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
PLO8: Sinh viên sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành trong công việc, biết khai thác thông tin, thảo luận, tranh luận, thuyết trình, viết báo cáo, soạn thảo thư tín và cập nhật kiến thức tiếng Anh để phục vụ công việc.
PLO9: Tạo lập dự án khởi nghiệp
III. Cơ hội việc làm và học tập sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ quan, ban ngành, công ty như: Các cơ quan ngoại giao, ủy ban nhân dân các cấp, báo chí, các tổ chức phi chính phủ, bộ phận đối ngoại, quan hệ công chúng, truyền thông, tổ chức sự kiện, quảng bá thương hiệu, biên tập viên. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội tốt khi làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, quản lý báo chí và truyền thông.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế cũng có thể tiếp tục học trong và ngoài nước để nhận học vị cao hơn.
IV. Điều kiện tốt nghiệp
1. Hoàn tất đủ số tín chỉ trong chương trình đào tạo:
- Chuyên ngành Ngoại giao: 140 tín chỉ
- Chuyên ngành Quan hệ công chúng- Truyền thông: 140 tín chỉ
2. Hoàn tất các môn học điều kiện bắt buộc:
- Giáo dục quốc phòng: 165 tiết
- Giáo dục thể chất: 150 tiết
3. Hoàn tất các Hoạt động quan hệ cộng đồng:
- Sinh viên tự tổ chức 04 hoạt động thực tế/ sự kiện.
- Sinh viên tham gia 04 hoạt động, chương trình do các đơn vị khác tổ chức.
- Sinh viên tham dự 08 hội thảo.
4. Hoàn tất thực tập thực tế:
Cuối năm 4, sinh viên bắt buộc đi thực tập tại các tổ chức, công ty toàn thời gian trong 3 tháng (12 tuần).
5. Đạt chuẩn ngoại ngữ (tiếng Anh):
Nộp chứng chỉ quốc tế: TOEIC 550, hoặc TOEFL 500 BPT/173 CBT/61 iBT, hoặc IELTS 5.5.
6. Đạt chuẩn tin học: Chứng chỉ tin học MOS.