Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành Luật

Thứ bảy - 02/05/2020 21:43

Cơ hội nghề nghiệp ngành Luật
Nhiều người lầm tưởng học ngành luật chỉ làm luật sư. Tuy nhiên, khi tốt nghiệp ngành luật sẽ có vô vàn công việc mà bạn có thể ứng tuyển.

1/ Công chứng viên:
Tốt nghiệp ngành luật bằng có thể ứng tuyển vị trí công chứng viên. Đây là người tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng.
 

2/ Chuyên viên pháp lý:
Đây là vị trí có cơ hội việc làm cao trong tuyển dụng việc làm ngành luật. Chuyên viên pháp lý là người giải quyết, tư vấn những vấn đề liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp.
 

3/ Kiểm sát viên/Công tố viên
Kiểm sát viên hoặc công tố viên là người của cơ quan công tố. Công việc chính là điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử. Ngoài ra, họ có thể thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
 

4/ Luật sư:
Sau khi tích lũy thêm một số kinh nghiệm thực tiễn, các cử nhân luật có thể học thêm một khóa nghiệp vụ luật sư và trải qua thời gian tập sự theo quy định pháp luật, sau đó có thể tự mình tư vấn, đại diện, bào chữa cho người dân, các doanh nghiệp.
 

5/ Giảng viên ngành luật
Công việc giảng viên ngành luật phù hợp với những người yêu thích nghiên cứu pháp luật. Làm giảng viên, cần có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành luật, Bên cạnh kiến thức chuyên sâu về luật, cần có nghiệp vụ sư phạm.
 

6/ Thư ký tòa án
Công chức làm việc tại Tòa án. Nhiệm vụ là ghi chép, tổng hợp các văn bản tố tụng, quản lý hồ sơ. Thư ký tòa án còn là người hỗ trợ cho thẩm phán thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
 

7/ Thẩm phán các tòa án
Thẩm phán chắc hẳn là ước mơ lớn của rất nhiều sinh viên ngành luật. Đây là chức danh cao quý thuộc về những người có nhiệm vụ “cầm cân nảy mực” bảo vệ công lý và thực thi pháp luật.

Cơ hội nghề nghiệp sinh viên ngành Luật
Cơ hội nghề nghiệp sinh viên ngành Luật

Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, rủi ro trong kinh doanh là rất lớn buộc doanh nghiệp phải tìm cách phòng ngừa. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp đã thành lập hẳn một phòng/ban pháp chế. Nhiệm vụ của bộ phận này là tư vấn, kiểm soát các hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Từ đó, tránh được những sai phạm có thể xảy ra. Ngoài các doanh nghiệp, bạn có thể tham gia đội ngũ pháp chế trong các ngân hàng thương mại. Nhiệm vụ chính là đảm bảo những hoạt động của ngân hàng không vi phạm pháp luật. Ngoài ra, bạn phải thực hiện rà soát hợp đồng, đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu hóa. Bên cạnh phòng pháp chế, ngân hàng thường có các phòng/ban khác cần nhân sự ngành luật như đầu tư, thu hồi nợ, tố tụng…
 

Các cựu sinh viên Luật HUFLIT hiện nay đã và đang có công việc ổn định sau khi ra trường và ngày càng thăng tiến trong sự nghiệp
Xem thông tin về Khoa Luật : https://www.facebook.com/KhoaLuatTruongHUFLIT/

Tác giả bài viết: Như Tâm

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC

TUYỂN SINH CAO HỌC

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

DANH MỤC