RA MẮT CLB SAMULLORI - MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ GIAO LƯU CÙNG NGHỆ THUẬT VĂN HÓA HÀN QUỐC

Thứ hai - 04/04/2022 08:57

Ngày 01/4/2022, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông HUFLIT đã tổ chức buổi lễ tiếp nhận dự án văn hóa thành lập CLB nghệ thuật Samullori do Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam (cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hàn Quốc) tài trợ trị giá 100 triệu đồng.
 
Tiếp nối sự thành công của CLB Hàn ngữ, vừa qua ngành Hàn Quốc học thuộc khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông đã tổ chức buổi lễ tiếp nhận tài trợ từ Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và cho ra mắt CLB Samullori. Đây là sân chơi mới hứa hẹn sẽ đem đến cho các bạn những kiến thức văn hóa nghệ thuật đầy thú vị và bổ ích của Hàn Quốc. Từ đó, các bạn sinh viên ngành Hàn Quốc học sẽ có thêm nhiều cơ hội được học tập, trải nghiệm và tiếp thu một cách chủ động trong môi trường đầy tính nghệ thuật, giúp các bạn nâng cao tinh thần tự học hỏi và có những hiểu biết sâu sắc hơn về ngành học của mình.
 
 
Hội viên và GV cố vấn CLB Samullori ra mắt khán giả
 Hội viên và GV cố vấn CLB Samullori ra mắt khán giả 

Samullori (사물놀이) hay còn được gọi là “trò chơi bốn dụng cụ”, là loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Hàn Quốc. Samullori miêu tả trọn vẹn đời sống nông nghiệp thời Joseon (조선) của người dân Hàn Quốc. Loại hình nghệ thuật này được biểu diễn bởi 4 loại nhạc cụ độc đáo của Hàn Quốc đã tạo nên nhiều nhịp điệu mang âm hưởng dân gian. Samullori được truyền lại một cách tự phát trong dân chúng, mang đến sự gắn bó chặt chẽ cộng đồng. Với ý nghĩa này, UNESCO đã công nhận “Nông nhạc” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
 
Bốn loại nhạc cụ và màu sắc của trang phục để biểu diễn Samullori đại diện cho các yếu tố thiên nhiên: thiên - địa - nhân (trời, đất và con người). Chiêng Kwaengkwari (꽹과리) đại diện cho sấm sét, tượng trưng cho những vì sao và có ý nghĩa là 365 ngày. Cồng Jing (징) mang hơi thở của gió, đại diện cho mặt trời và có ý nghĩa là năm. Trống Janggu (장구) mang ý nghĩa của mưa, hai bên trống đại diện cho nam và nữ, âm và dương và cũng là tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Trống Buk (북) lại là linh hồn của mây, đại diện cho mặt trăng, tượng trưng cho 4 mùa trong năm.
 
Samullori (사물놀이) hay còn được gọi là “trò chơi bốn dụng cụ”, là loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Hàn Quốc. Samullori miêu tả trọn vẹn đời sống nông nghiệp thời Joseon (조선) của người dân Hàn Quốc. Loại hình nghệ thuật này được biểu diễn bởi 4 loại nhạc cụ độc đáo của Hàn Quốc đã tạo nên nhiều nhịp điệu mang âm hưởng dân gian. Samullori được truyền lại một cách tự phát trong dân chúng, mang đến sự gắn bó chặt chẽ cộng đồng. Với ý nghĩa này, UNESCO đã công nhận “Nông nhạc” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Bốn loại nhạc cụ và màu sắc của trang phục để biểu diễn Samullori đại diện cho các yếu tố thiên nhiên: thiên - địa - nhân (trời, đất và con người). Chiêng Kwaengkwari (꽹과리) đại diện cho sấm sét, tượng trưng cho những vì sao và có ý nghĩa là 365 ngày. Cồng Jing (징) mang hơi thở của gió, đại diện cho mặt trời và có ý nghĩa là năm. Trống Janggu (장구) mang ý nghĩa của mưa, hai bên trống đại diện cho nam và nữ, âm và dương và cũng là tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Trống Buk (북) lại là linh hồn của mây, đại diện cho mặt trăng, tượng trưng cho 4 mùa trong năm
Nghệ nhân Lee Kyung Soo giới thiệu về 4 loại nhạc cụ của nông nhạc Hàn Quốc
 
CLB Samullori được thành lập hi vọng sẽ đem lại cho các bạn sinh viên ngành Hàn Quốc học – HUFLIT một môi trường học tập, vui chơi đầy mới lạ khi kết hợp cùng nghệ thuật dân gian Hàn Quốc. Và đặc biệt, với một sinh viên ngành Hàn Quốc học, đó còn là cơ hội để hiểu hơn về ngôn ngữ, văn hóa của xứ sở kim chi. Đồng thời trong sự liên hệ với văn hoá nước nhà, văn hoá Việt Nam, vô hình chung ta sẽ tìm thấy những nét tương đồng trong văn hoá của hai quốc gia để thêm trân trọng, tự hào hơn nữa giá trị văn hoá quê hương, xứ sở. Xét theo ý nghĩa đó, nông nhạc Hàn Quốc quả có sức sống bền bỉ, chuyển từ hình thái văn hóa làng xã xưa kia thành loại hình âm nhạc biểu diễn nghệ thuật và lễ hội văn hóa thời nay.

Một số hình ảnh của chương trình:
 
3 1
 
4
 
5
 
6
 
7
 
8

 
 

Tác giả bài viết: SV. Đinh Thị Hồng Hải

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC

TUYỂN SINH CAO HỌC

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

DANH MỤC